Lượt xem: 114
Long Phú điểm sáng trong công tác hòa giải ở cơ sở

        Công tác hòa giải ở cơ sở (HGCS) luôn được lãnh đạo huyện, các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm và đạt nhiều kết quả quan trọng. Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương đều có cách làm hay trong hòa giải, vận động, thuyết phục đương sự và đạt kết quả cao, … Theo Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở: HGCS là việc hòa giải viên (HGV) hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm Pháp luật theo quy định của Luật này.

         HGCS có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả. Hòa giải thành sẽ hàn gắn và khôi phục tình cảm giữa các bên tranh chấp, duy trì mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư. HGCS cũng là một phương thức phổ biến giáo dục Pháp luật thiết thực, nhằm giữ gìn, duy trì đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phòng ngừa và hạn chế vi phạm Pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. HGCS còn góp phần nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật của người dân cùng đóng góp xây dựng xã hội càng càng văn minh. Theo bà Phan Lê Diễm, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Long Phú, theo Luật HGCS quy định, hoạt động HGCS dựa trên các nguyên tắc: Thứ nhất là: Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong HGCS. Thứ hai: Đảm bảo phù hợp với chính sách, Pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội; phong tục, tập quán tốt đẹp của Nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình; dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi. Thứ ba: Phải khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình, giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này (mâu thuẫn tranh chấp nghiêm trọng có thể xảy ra bạo lực, vi phạm Pháp luật phải xử lý hành chính, hoặc hình sự). Thứ tư: Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Thứ năm: bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động HGCS. Thứ sáu: Không lợi dụng HGCS để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự. …

         Ở huyện Long Phú hiện nay, đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới, HGCS đã góp phần quan trọng trong xây dựng các tiêu chí xã nông thôn mới: Môi trường, văn hóa, giao thông, an ninh trật tự, … Toàn huyện hiện có 61 Tổ Hòa giải, với 344 hòa giải viên. Mỗi Tổ hòa giải có từ 5 – 7 hòa giải viên đảm bảo đúng thành phần theo quy định của Pháp luật. Hàng năm tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn huyện đạt từ 92% trở lên. Trong năm 2024, các Tổ hòa giải ấp đã tiếp nhận hòa giải 266 vụ, việc, trong đó dân sự 127 trường hợp; đất đai 112 trường hợp; hôn nhân và gia đình 15 trường hợp và 12 trường hợp khác; tăng 01 vụ, việc so với cùng kỳ. Trong đó, hòa giải thành 246 vụ việc, tăng 16 vụ so với cùng kỳ, đạt tỷ lệ 92,48%. Để công tác HGCS đi vào nền nếp và ngày càng phát huy hiệu quả, Phòng Tư pháp huyện Long Phú, thường xuyên phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến, nhằm bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức Pháp luật cho tất cả hòa giải viên đang làm công tác hòa giải ở cơ sở, là tổ trưởng và tổ viên Tổ hòa giải các cấp trên địa bàn huyện. Bà Phan Lê Diễm, cho biết: “Trong những năm qua, lực lượng hòa giải viên trên địa bàn huyện thường xuyên được củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Đây cũng nguồn nhân lực chính góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục Pháp luật. Mỗi cơ quan, đơn vị và địa phương trên địa bàn huyện đều có cách làm hay trong HGCS. Nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện đạt nhiều kết quả nổi bật trong giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn, góp phần đảm bảo tình hình an ninh, trật tự xã hội ở địa phương”.

Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho hòa giải viên ở cơ sở.

         Cũng theo bà Phan Lê Diễm, trong thời gian tới, Phòng Tư pháp huyện Long Phú, tăng cường thực hiện công tác phổ biến giáo dục Pháp luật; Luật Hòa giải ở cơ sở; cấp xã đạt chuẩn Pháp luật và các văn bản hướng dẫn. Đồng thời, hướng dẫn cấp xã triển khai mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả tại cơ sở. Tiếp tục hướng dẫn cấp xã xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận Pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ – TTg ngày 22/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 09/2021/TT – BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và thực hiện tốt công tác đánh giá chuẩn tiếp cận Pháp luật trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới theo đúng quy định.

                                                                                                                           Bài và ảnh: Sóc Ca.

TIN KHÁC

















Thống kê truy cập
  • Đang online: 164
  • Hôm nay: 1582
  • Trong tuần: 6 586
  • Tất cả: 2133475
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Cơ quan chủ quản: UBND HUYỆN LONG PHÚ - TỈNH SÓC TRĂNG                               
                    Địa Chỉ: Ấp 4 Thị trấn Long Phú, Huyện Long Phú, Tỉnh Sóc Trăn
                       Điện Thoại: 02993.857.430  Fax: 02993.857.430 . Email: vanphong.huyenlp@soctrang.gov.vn




    Người chịu trách nhiệm nội dung:.........................................................   
      Ghi Rõ Nguồn "UBND HUYỆN LONG PHÚ" Khi Phát Hành Lại Thông Tin Từ Website Này.